Tìm hiểu về tiềm năng ứng dụng NFT trong tổ chức sự kiện
Hiện nay, NFT trong tổ chức sự kiện ngày càng chứng minh được tiềm năng rộng mở của mình, là nền tảng cho ngành, người dùng và nhà tổ chức sự kiện.
- NFT là bằng chứng xác thực về những trải nghiệm, đặc quyền của người dùng
- Tiềm năng ứng dụng NFT trong tổ chức sự kiện
- Tương lai tươi sáng của NFT
Nếu từng là một fan của một người nổi tiếng nào đó, có thể là ca sĩ, vận động viên thể thao… thì trải nghiệm ý nghĩa nhất là được xem họ biểu diễn trực tiếp. Kế đến là sưu tầm những vật phẩm liên quan đến họ. Bạn sẽ giữ lại tấm vé về buổi biểu diễn đó, ép plastic để bảo quản, hay những món đồ rời rạc khác… để làm kỷ niệm nhắc nhớ bạn về trải nghiệm đấy. Và rồi một ngày nào đó, bạn đánh mất chúng hoặc hỏng hóc vì một số lý do con người hoặc thời tiết chẳng hạn? Hẳn bạn sẽ vô cùng tiếc nuối.
Nhưng nếu bạn sở hữu NFT và lưu trữ, chứng thực tất cả những trải nghiệm về các buổi biểu diễn mà bạn từng tham gia và có quyền mua bán, trao đổi thì sao? Đó lại là một câu chuyện khác.
NFT là gì?
NFT là viết tắt của Non-Fungible Token, nghĩa là token không thể thay thế. NFT đại diện cho tài sản kỹ thuật số và là duy nhất. Đối tượng mã hoá của NFT rất rộng, bao gồm cả kỹ thuật số, hoặc tài sản trong thế giới thực như tác phẩm nghệ thuật, video, hình ảnh, âm nhạc, bất động sản, đồ vật… NFT được lưu trữ bằng công nghệ blockchain nên có đầy đủ tính minh bạch, an toàn và xác thực. NFT là tài sản không thể làm giả mạo và chỉ thuộc một chủ sở hữu duy nhất tại một thời điểm.
Tổ chức sự kiện là một trong những ngành nhanh chóng nhìn thấy tiềm năng của NFT và đã đi đầu trong việc ứng dụng chúng vào các khâu tổ chức sự kiện, dịch vụ của mình. NFT có thể tạo ra những trải nghiệm sự kiện độc đáo, hấp dẫn và có giá trị hơn cho những người tham gia.
Chẳng hạn như Tomorrowland đã phát hành bộ sưu tập NFT gồm các tác phẩm nghệ thuật, video và âm nhạc độc quyền. Nam ca sĩ The Weeknd đã bán vé xem biểu diễn nhạc của mình dưới dạng NFT, đi kèm theo vé kỹ thuật số đó là các vật phẩm sưu tầm độc quyền. hay NBA phát hành bộ sưu tập NFT bao gồm các khoảnh khắc nổi bật từ các trận đấu NBA và thu về hàng trăm triệu đô la… Những ví dụ này cho thấy rằng NFT có tiềm năng cách mạng hoá cách chúng ta tổ chức sự kiện.
Tìm hiểu tiềm năng ứng dụng NFT trong tổ chức sự kiện
Vậy thì sử dụng NFT trong tổ chức sự kiện như thế nào? Thực ra, tiềm năng của NFT trong tổ chức sự kiện là rất to lớn, trước mắt thì NFT sẽ được sử dụng để làm vé xem sự kiện, vật phẩm sưu tầm hay là quyền tham gia các hoạt động đặc biệt mà chỉ người sở hữu mới có được.
(Ảnh: Next Level)
Khi NFT được sử dụng như vé xem sự kiện thì người tổ chức sẽ kiểm soát được số lượng vé bán ra, đồng thời ngăn chặn việc làm vé giả, đồng thời giảm được chi phí và sản xuất cũng nhanh hơn. Vé NFT này sẽ giảm luôn cả nguy cơ mất mát hay hư hỏng so với các vé vật lý bình thường.
NFT trong tổ chức sự kiện có thể đại diện cho vật phẩm sưu tầm, hình ảnh, âm thanh, đoạn nhạc… độc quyền hay giới hạn, hay thậm chí là trải nghiệm. Khi đó thì người tổ chức sự kiện sẽ có thể tạo ra nguồn thu nhập mới mang tính sưu tầm. Hãy tưởng tượng rằng NFT ghi lại trải nghiệm về buổi hòa nhạc cuối cùng của Michael Jackson, và chiếc vé này sẽ trở thành ‘ký ức kỹ thuật số’ có giá trị, có thể đem bán không giới hạn số lần hay bán đấu giá. Hình thức sưu tầm NFT sẽ giúp nghệ sĩ và người tổ chức thu được lợi nhuận khổng lồ, nhất là đối với các sự kiện có đông đảo người tham dự như Tomorrowland hay Coachella.
Trường hợp vé NFT cũng cung cấp cho người tham gia những đặc quyền độc đáo như gặp gỡ, chụp hình và giao lưu với người nổi tiếng, tham gia hoà nhạc, được ưu tiên mua một vật phẩm giới hạn trong đợt mở bán, được giảm giá ưu đãi… Điều này tạo nên những trải nghiệm chưa từng có đối với người dùng.
Tương lai của NFT trong tổ chức sự kiện
Sự phát triển của NFT có thể mở ra nhiều cơ hội tiềm năng, sáng tạo và trở thành xu hướng cho ngành tổ chức sự kiện.
Đầu tiên thì nhờ việc NFT trong tổ chức sự kiện mà vòng đời của sự kiện sẽ không kết thúc sau khi sự kiện kết thúc, nó sẽ kéo dài hơn và có thể càng tăng giá trị của các NFT nếu như đó là những sự kiện quan trọng. Việc này còn tạo ra cộng đồng người dùng trung thành, giúp giữ chân người dùng một cách hiệu quả hơn. Chu trình của sự kiện có thể diễn ra sôi nổi quanh năm.
Tiếp theo, một khía cạnh quan trọng khác của NFT trong tổ chức sự kiện đó là tạo ra sự tương tác, gắn bó và cá nhân hoá đối với người dùng. Thay vì đơn thuần là tham dự sự kiện như trước kia thì người dùng có thể tham gia vào các hoạt động, trò chơi, tương tác với các NFT. Như vậy thương hiệu và người dùng có sự kết nối sâu sắc hơn và hiểu về nhau nhiều hơn.
Người tổ chức sự kiện ngoài việc thu lợi nhuận từ việc bán vé thì còn tăng nguồn thu nhập thụ động từ việc khai thác nội dung bản quyền bằng việc mua bán, giao dịch NFT.
Lợi ích của NFT trong tổ chức sự kiện trong tương lai còn thể hiện ở việc trở thành công cụ quảng bá thương hiệu tốt hơn, tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng, xây dựng cộng đồng lớn mạnh… với chi phí rẻ hơn.
Như vậy, với sự phát triển liên tục của công nghệ và sự sáng tạo không ngừng, NFT có thể thay đổi cách chúng ta trải nghiệm và kết nối trong các sự kiện, tạo ra những trải nghiệm tương tác và độc đáo hơn bao giờ hết.
(Ảnh Next Level) Tại Next Level, chúng tôi ứng dụng các giải pháp công nghệ mới nhất vào các sự kiện mà chúng tôi thực hiện, nhằm tạo ra những trải nghiệm ấn tượng và đáng nhớ nhất cho người tham gia. Các giải pháp công nghệ như gamification, NFT… của chúng tôi sẽ giúp tăng cường trải nghiệm vật lý, kỹ thuật số. Đồng thời người tham gia còn có thể sở hữu những phần thưởng độc quyền, có thể tùy chỉnh cùng môi trường tương tác sống động, giúp kết nối người tham gia với sự kiện một cách sâu sắc hơn. Next Level chúng tôi sẽ đưa sự kiện của bạn lên tầm cao mới. Tham khảo tại đây! |
Taking events to new heights
Head Office
- 108/2 Cong Hoa, Ward 04, Tan Binh District, HCMC, Vietnam
- hello@nextlevel.vn
- 0813067536
Company
- ● About Us
- ● Our Services
- ● Our Projects
- ● Our Clients
- ● Blog